SHA Toàn Cầu

Menu

Tại sao dịch vụ cho vay của ngân hàng “bế tắc”?


Bi kịch của hệ thống ngân hàng cũng như của cả nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục “tự diễn biến”. Đâu là nguyên nhân khiến cho vay bị bế tắc?
Vay tiền để tự sát à?
Thực tế cho thấy: HDBank, Viecombank, hay VIB, LienVietPostBank và cả BIDV… đang là những ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, mức giảm khá mạnh từ 1-1,5%/năm cho các khoản vay ngắn hạn.
Tại sao các ngân hàng lại có động thái hạ lãi suất cho vay giảm đột ngột như thế? Phải chăng các ngân hàng thương mại đã “từ tâm” hơn, đối với xã hội. Đặc biệt là với khối doanh nghiệp đang tiếp tục ngáp ngoải?
Chúng ta hãy nhìn lại, đỉnh điểm của mặt bằng lãi suất cho vay ở năm 2011. Khi đó mặt bằng này vọt lên đến tận 22-23%/năm, có ngân hàng cho vay với giá cắt cổ lên đến 30%/năm. Bất chấp các doanh nghiệp sống dở chết dở. Thế nhưng, sau đó Ngân Hàng Nhà Nước và chính phủ đã không xử lý bất kỳ một ngân hàng nào. Mối quan hệ ruột rà về lợi ích nhóm luôn là một điều kiện cần để giới “ngồi mát ăn bát vàng” có thể muốn làm gì thì làm.
Những năm sau đó, năm nào Chính phủ cũng hô hào phải giảm lãi suất cho vay. Thêm nữa, Ngân Hàng Nhà Nước hò hét thêm bằng những báo cáo “láo” về mặt bằng lãi suất cho vay đã được giảm đáng kể, cùng lúc được PR. Bởi một số tờ báo nhà nước mang thân phận bợ đỡ giới quan chức và nhóm lợi ích. Nhưng rốt cuộc, mặt bằng lãi suất cho vay lại được giảm một cách rất chậm chạp. Thế nhưng, các doanh nghiệp vẫn kêu khó đủ đường. Những cuộc thăm dò bỏ túi cho biết: Có tới  9/10 doanh nghiệp cho biết: Chẳng biết vay để làm gì?.
Kinh tế Việt Nam suy thoái khiến đầu ra bế tắc, lãi suất cho vay lại treo cao. Vậy vay để tự sát à?

Kéo dài thời gian cho vay hấp hối
Nhiều tin tức cho biết: Từ đầu năm 2016 đến nay thì ngân hàng nhà nước đã “bung” tiền đồng để mua vào đô la Mỹ và số đô la thu gom được từ các nguồn ngân hàng thương mại và từ dân lên đến hàng chục tỷ đôla. Cũng bởi thế, các ngân hàng đang tồn tại tình trạng thừa tiền tạm thời và phải tìm nhiều cách để “đẩy” tiền đồng ra thị trường. Bất chấp rất nhiều rủi ro khiến có thể không thể thu hồi được tín dụng cho vay và gây ra nạn lạm phát kinh niên như trong năm 2011.
Lạm phát lại là một thực tế mà ngay cả Tổng cục Thống kê là cơ quan hiếm khi nào nói thật về chỉ số lạm phát, đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên một cách vô chừng. Tình hình có thể trở lại trong năm 2011, với mức lạm phát vọt xấp xỉ 20% theo số báo cáo, còn trong thực tế mặt bằng giá cả bình quân tăng đến tới 50%. Hơn nữa, nhiều bà nội trợ than thở rằng: Mấy năm trước cầm 100 ngàn đồng đi chợ vẫn mua được cái này cái kia, thế còn bây giờ phải cầm 200 ngàn mới đủ.
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt”, với xuất xứ từ Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay, để đẩy tín dụng ra lưu thông. Bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
Nợ xấu cũng là một cơn ác mộng của rất nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng nằm trong top 5 như: BIDV và Vietinbank. Đó cũng là lý do để những ngân hàng thương mại này không còn dám quá mạo hiểm để đẩy tín dụng ra lưu thông. Do đó cũng chẳng quá cần thiết để giảm lãi suất cho vay. Lúc này, họ phải tìm một lối thoát khác, cho dù chỉ là tạm thời và cũng chỉ kéo dài thời gian hấp hối.

Share This:

Công ty cổ phần SHA Toàn Cầu

Liên kết với các ngân hàng vì mục tiêu chung tay tiêu diệt tín dụng đen. Tải ngày APP " SHA VAY " để vay tiền trên điện thoại trong vòng 10 phút lãi xuất thấp nhất thị trường.

1 nhận xét to ''Tại sao dịch vụ cho vay của ngân hàng “bế tắc”?"

ADD COMMENT

  • Link tải ứng dụng phần mềm Vay Tiền trên CH PLay : " SHA VAY "
  • Link tải ứng dụng phần mềm Vay Tiền trên App Store : " SHA VAY"
  • Xem hướng dẫn sử dụng phần mềm " SHA VAY "